Trong y học cổ truyền, Tía tô là một cây thuốc được sử dụng rộng rãi và quen thuộc với tất cả mọi người ở nhiều nước châu Á. Các bộ phận hữu ích của cây Tía tô dung trong nam dược là lá và hạt của nó. Lá tía tô được sử dụng làm rau, gia vị cũng như tạo màu sắc và hương vị cho nhiều món ăn.
Tại Nhật Bản, Tía tô được chiết xuất thành dầu và dầu tía tô được bán trên thị trường như dầu ăn thực vật, còn lá tươi thì chủ yếu được sử dụng trong trang trí món ăn tempura hoặc để tạo màu cho dưa muối mận được gọi là Umeboshi.
Ở Hàn Quốc, hạt và lá Tía tô được thêm vào các món ăn khác nhau để tăng thêm hương vị. Hạt của nó cũng được sản xuất thành hai dạng bột và dầu, dùng để trộn salad và làm gia vị. Dầu hạt Tía tô được dùng làm dầu gia vị. Bột hạt tía tô được thêm vào súp để tăng thêm độ đậm đà và hương vị.
Ở Ấn Độ, nó được trồng chủ yếu để lấy tinh dầu làm hương liệu. Hạt tía tô được rang với hành tây và cà chua để tạo thành tương ớt (nước sốt) và cũng được sử dụng trong nguyên liệu cà ri.
Ở Đông Bắc Á, nó chủ yếu được các nhóm bộ lạc sử dụng làm hạt ăn được vì nó là một nguồn chất béo và protein ít tốn kém. Hạt rang xay được dùng trong món salad gọi là ‘Singju’ ở Manipur. Lá của nó có thể được sử dụng như một loại rau và có thể được bảo quản bằng cách sấy khô. Nụ hoa của nó có thể ăn được ở dạng thô và chồi non được dùng để chế biến món canh.
Từ khi chưa được nghiên cứu bài bản, Tía tô đã được quy ước sử dụng như một loại thực phẩm chữa bệnh ở nhiều quốc gia. Theo Bộ Y tế Trung Quốc, nó được công nhận là thực phẩm, là thành phần chính của thuốc thảo dược cổ truyền Trung Quốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng khác nhau.
Ở Việt Nam ngoài món cháo tía tô quen thuộc để giải cảm, chúng ta thường dung Tía tô trong các món như canh chuối đậu, Ba ba chuối đâu, chả Tía tô….
Write a comment
Your email address will not be published. All fields are required